♰ Nhìn mọi sự đều mới trong Đức Kitô ♰

Generic filters
Exact matches only
Filter by content type
Comments
Attachments

Ý Cầu nguyện: Cầu nguyện cho các bệnh nhân nan y (tháng 2)

Sự sụp đổ của thành thánh Giêrusalem

FacebookTwitterEmailLinePrintFriendly

 Học hỏi Thánh Kinh từ kênh Youtube Thức Tỉnh – Awakenings.

 Theo mô tả của tác giả kênh này: “Thức Tỉnh Awakenings Channel là một kênh kiến thức về Kinh Thánh qua mục thách thức trí tuệ mỗi tuần. Mục đích nhằm tăng sự hiểu biết về thánh kinh và đức tin, đồng thời, kênh muốn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tìm lại định hướng qua đời sống đức tin và lý tưởng của cuộc sống, để thay đổi bản thân và đóng góp cho xã hội.”

 Chỉ có khoảng 15 phút cho mỗi bài học, nhưng tác giả đã tóm tắt và cho chúng ta có một cái nhìn tổng quan về Sách Thánh. Mong rằng những videos này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về Kinh Thánh, muốn khám phá học hỏi Thánh Kinh hơn, để yêu mến Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống hằng ngày của mình.

 Giữa mùa đại dịch Covid-19 và trong mọi hoàn cảnh khó khăn của cuộc đời lữ hành, xin cho mỗi người chúng ta luôn vững lòng trông cậy và tín thác nơi Chúa, Đấng giàu lòng thương xót. Đường hướng của Chúa và sự Khôn Ngoan của Thánh Kinh luôn vượt xa trí tuệ của con người, nhưng lại là đuốc sáng tâm linh cho bất cứ ai thành tâm thiện chí tìm kiếm chân lý cho cuộc đời mình.

Thách Thức Trí Tuệ Tuần 16: Sự sụp đổ của thành thánh Giê-ru-sa-lem

Lời giới thiệu của tác giả về TTTT Tuần 22:

Sự Sụp Đổ của Thành Thánh Giêrusalem – Sách Ai ca và Ba-rúc – Kinh Thánh – TTTT Tuần 22. Ai ca là những bài ca bi ai, than khóc, than thở. Truyền thống Híp-ri xếp Ai ca vào phần ba của bộ Kinh Thánh, tức là phần Các Văn Phẩm. Bản La-tinh Phổ thông đặt tựa đề Lamentation, có nghãi là than khóc. Truyền thống Hy-lạp và La-tinh xếp Ai ca vào phần hai của bộ Kinh Thánh, tức là Các Ngôn Sứ và xếp liền với sách Giê-rê-mi-a. Bản Bảy Mươi và truyền thống rất cổ xưa cho rằng ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã viết những khúc Ai ca này. Tuy nhiên lập trường này không có cơ sở vững chắc và bị các tác giả thánh kinh phủ nhận vào thế kỉ thứ 18 với những bằng chứng xác thực.
Năm 587 tCN, ngày mồng 7 (2 V 25,8-9) hay mồng 10 (Gr 52,12) tháng thứ năm, tức là tháng Áp (khoảng tháng 7, 8 của chúng ta hiện nay), người Ba-by-lon đã phá huỷ thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ, cùng bắt phần lớn dân cư đi đày, chỉ chừa lại những người nghèo và người bệnh tật (2 V 24,8 – 25,30 ; Gr 39,52). Những bài thơ trong Ai ca được soạn ra để tưởng nhớ biến cố bi thương này và nói đến những khủng hoảng trong đời sống chính trị, tôn giáo, xã hội. Vì vậy sách này chắc chắn được soạn thảo sau năm 587 TCN.
Sách Ba-rúc nhắc đến danh tính ông Ba-rúc trong 1,1.3.8 và ám chỉ đến ông trong 1,10.12.14. Nhưng chúng ta không thể dựa vào đó để quả quyết ông Ba-rúc là tác giả của sách Ba-rúc. Ông Ba-rúc là thư ký nổi tiếng của ngôn sứ Giê-rê-mi-a (x. Gr 32,12-16). Ông đã bị đưa sang Ai-cập cùng với ông Giê-rê-mi-a (x. Gr 43,6-7). Vì vậy, không thể đồng hoá tác giả sách Ba-rúc với ông Ba-rúc, thư ký của ngôn sứ Giê-rê-mi-a. Sách Ba-rúc được thu tập lại từ những nguồn khác, một tác giả vô danh đã sắp xếp lại thành tác phẩm như chúng ta có ngày nay. Nhiều học giả tin rằng sách Ba-rúc được soạn sau thời lưu đày khoảng năm 300 tCN đến trước cuộc khởi nghĩa của anh em Ma-ca-bê.
Tác giả sách Ba-rúc viết cho đồng bào của mình đang bị lưu đày hay đang tản mát khắp nơi giữa dân ngoại sau ngày đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá năm 587 tCN. Đền Thờ là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người. Thành Thánh duy trì mối hợp nhất và truyền thống. Cả hai nay không còn nữa. Tác giả nói cho dân Chúa biết rằng họ có thể tìm gặp Thiên Chúa ở giữa dân ngoại, tìm thấy sự khôn ngoan của Người trong sách Luật.

FacebookTwitterEmailLinePrintFriendly

Bài liên quan 🌸

Các bản văn Kinh Thánh được dùng theo bản dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ
Xin chân thành cám ơn.

Viết một bình luận